Người MỸ đã chống lụt cho Đô thị như thế nào?

Được đăng bởi Vũ Ngọc Nam 9/27/2016 12:49:52 AM
CHIA SẺ:

Con người ngày càng đông,đô thị càng phát triển, thiên nhiên bị giành giựt từ sự làm ăn của con người, quan hệ này dễ làm lệch lạc môi trường sống.
Đô thị hiện đại, trẻ, xếp hạng thứ tư nước Mỹ, được áp dụng nhiều phát kiến mới trong Quy Hoạch, mà vẫn lụt lội mỗi khi trời liên tục mưa lớn. NƯỚC là một hệ số quan trọng trong Quy Hoạch, giống như dân số phát triển, phải được quản lý tốt, một bài toán với nhiều biến số. Ta hãy xem người Mỹ, họ làm thế nào để giải quyết bài toán này tại HOUSTON.

Quản lý đô thị ở đây được phân cấp:
STATE (tiểu bang) quản lý (về tài nguyên) nước ngầm
COUNTY (quận hạt) QL (về môi trường) nước mặt đất là nước mưa
CITY (thành phố) QL (về dân số và XD công trình) nước cấp, nước thải sinh hoạt

Bài viết này được giới hạn ở vấn đề thoát nước mặt đất (storm drainage), tức nước mưa gây ra lụt lội cho đô thị, một hệ thống được thiết kế biệt lập với hệ thống nước thải sinh hoạt.

Quan hệ giữa con người ở đô thị và thiên nhiên, là một quan hệ bất bình đẳng khi con người không ý thức để bảo vệ nó, thiên nhiên cũng được ví như một cơ thể người.
Nếu ta quan niệm đó là một BUSINESSMAN tên là THIÊN NHIÊN ( người Việt gọi là ÔNG TẠO và nước là BÀ THỦY ), ta mượn cái gì của "hắn", phải trả lại đủ cho "hắn" thì quan hệ này mới đi đến bền vững. Và do "hắn" ít nói , chịu thiệt thòi, nên chính phủ phải làm quan tòa và trọng tài điều phối quan hệ giữa con người đô thị với "hắn", để giải quyết vấn đề vợ "hắn" thường hay làm cho đô thị úng lụt (ở lĩnh vực này, "chị ta" thích chơi thân với Kỹ sư hơn Kiến trúc sư)

Tại đây, mỗi Project được thiết lập, dù xây dựng mới hay sửa chữa nới rộng, bước đầu tiên phải giải quyết vấn đề này với "hắn", phải được Quận hạt thông qua với chấp thuận của bộ phận FLOOD CONTROL trước khi được chuyển sang bước CHECK PLAN và các đề mục khác của công trình, như trình duyệt về Giao thông, Kiến trúc, chỗ đậu xe, lối đi lại cho người tàn tật, cây xanh, kết cấu, điện nước, an toàn phòng hỏa, linh tinh...

(Đây là một hồ chứa tự nhiên (detension pond) nếu chịu tốn đất, các đường dẫn nước bằng beton, còn lại là cỏ và đất)

Các đường dẫn nước mặt là các rạch thiên nhiên lẫn nhân tạo, được gọi là bayou, thoát nước mưa của đô thị ra sông ngòi.
NƯỚC được chia ra làm 3 tuyến để tránh lụt lội:

1/ Phần được thấm xuống đất, trả lại cho "hắn"
2/ Phần được chia ra cho người dân gánh chịu, chứa lại trong khu đất của mình, chỉ được thoát ra chậm, sau cơn mưa, tránh tập trung nước thoát quá lớn ra các bayou gây lụt lội.
3/ Phần còn lại chính phủ gánh bằng những hồ chứa nhân tạo rất lớn, được đào và bố trí kết hợp với những rừng bảo hộ của đô thị, những hồ tạo cảnh quan đẹp, kết hợp công viên trong quần thể hệ thoát nước này.

Do đó, việc chia nước ra cho người dân gánh, có hai hệ số do Quận hạt định đoạt( được thay đổi theo thời gian ):
- Khối lượng nước trữ lại tùy theo vùng mưa.
- Thời gian thoát hết nước từ công trình của dân ra đến hệ thống thoát và bayou của chính phủ, được quy định tùy khu vực.

(Mặt bằng của detension pond chiếm đất)

Trước tiên, ta xét: 
1/ PHẦN THẤM XUỐNG ĐẤT.
Phần bêtông hay vật liệu nào cản trở quá trình thấm ( impervious area ), số nước không thấm này được cộng thêm vào số nước chủ nhân phải gánh giữ lại. Nếu công trình quá nhỏ, chẳng hạn bạn không thích mất công cắt cỏ, đổ bê tông toàn bộ vườn nhà mình cũng được, phần nước không thấm ấy được tính thành thuế, chính phủ thu trả lại cho "hắn" ( "business thiên nhiên" này ít nói nhưng làm ăn khá hiệu quả)

(Ống ADS chứa nước mưa dưới parking lots)

2/ PHẦN NƯỚC LỤT CHIA CHO NGƯỜI DÂN GÁNH.
Trước đây vài năm, chủ yếu gánh nước lụt này được chia cho các công trình thương mại, còn nhà ở được miễn nếu đất nhỏ hơn 1 acre (mẫu Mỹ), Nhưng nay đã khác, dướí 1 acre vẫn phải chịu gánh, được tính theo diện tích đất bạn sở hữu, với các mức cụ thể hiện nay cho quận hạt HARRIS COUNTY : đơn vị là 0,50 - 0,65 - 0.75 và 1 foot cao cột nước mưa trên mỗi square foot đất ( tùy theo vùng ) , nhân với diện tích đất, ta sẽ có lượng phải chứa lại trong đất mình sở hữu ( rất lớn, không nhỏ chút nào ! ) 
Thí dụ : đất là 1 acre = 43560 sf (square foot ) ở vùng quy định chứa 1foot cao của nước, ta phải giữ lại 43560 cubic foot = 1614 cubic yard = 1234 mét khối nước .

Như thế:
- Nếu đào ao chứa nước cho rẻ, bạn sẽ mất diện tích đất hữu dụng ( xem hình )
- Nếu không muốn tốn đất, đã có một loạt các công nghệ mới, cho phép chứa nước dưới đất, bên trên là beton của parking lot, dĩ nhiên là phải bơm lên nếu nơi chứa có cao độ thấp hơn đường thoát của chính phủ.
Phần nước chia để gánh chịu này phải được giữ lại, chỉ được thoát ra hệ thống chính phủ bằng ống nhỏ ( gọi là Restrictor ) từ 4 đến 6 inch đường kính, và phải tính ra thời gian từ lúc thu chứa đến lúc thoát ra tuyến chính phủ, để được chấp thuận của Quận hạt theo quy định ứng với mỗi vùng.

Xây dựng phần chứa này thường chiếm từ 10 - 15% giá trị công trình nếu làm ngầm ( với ống ADS ), từ 2 - 7% nếu chịu mất đất làm ao chứa (DETENSION POND ), cho các Plaza dưới 20 ngàn square feet.

(Ống ADS chứa nước mưa dưới parking lots nối vào các hố ga thu nước mưa cuả sân parking)

Người dân lẫn người thíết kế rất khôn ngoan, trước đây với quy định này, để lách luật, họ thích chia nhỏ miếng đất ra gọi là PLAT ( vẫn cùng là sở hữu chủ, thời gian thường phải mất 3 tháng để có đủ chữ ký của các chủ đất liên quan ), sao cho dưới mức luật buộc làm hồ chứa, còn có thêm luật có thể chi trả tiền cho chính phủ để làm các hồ chứa lớn thay cho phải đào ao cá nhân, nhưng cách nay 5 năm, luật này đã bãi bỏ, phần nước chia để dân gánh ngày càng lớn.

(San lấp trước khi đổ betong)

3/ PHẦN CHÍNH PHỦ GÁNH.
Các tiền thuế thu được từ bài toán hệ thống này, được sử dụng bảo trì, xẻ thêm các bayou, đào thêm hồ chứa với khối lượng rất lớn, để cân bằng do người đô thị ngày càng đông và xây dựng nhiều hơn.

Riêng các vùng trũng, cơ quan liên bang FEMA phân vùng lụt, ứng với thống kê 25, 50 và 100 năm (zone A, AE, X), được phổ biến trên mạng cho người dân biết, để có thể tham khảo trước khi mua đất xây nhà hay đầu tư. Tại đây, chỉ cấp phép xây dựng từ cao độ ấn định trở lên, phần cao độ dễ bị úng lụt, chỉ được sủ dụng làm chổ đậu xe trong giờ làm việc, hoặc các hoạt động mang tính tạm thời, không thường trực, có thể di chuyển khi có mưa to gió lớn. Và bảo hiểm cũng được định nghĩa rạch ròi khác nhau giữa : thiệt hại do dột từ nóc nhà xuống bởi bão tố, khác với do lụt từ dưới đất dâng lên, dù đều do nước mưa gây ra, để làm cơ sở đền bồi, bởi những liên quan khác nhau trong quản lý kết cấu công trình và quản lý nước mặt đất đô thị.

(Betong của parking lots được tạo dốc thu nước mưa vào các hố ga chứa vào các ống ADS)

Ở Việt Nam, Vườn, ao và chuồng chăn nuôi của nhà ở nông thôn, thật giản dị như ông cha ta từng sử dụng phương thức này đã lâu, đào ao lấy đất đắp cao nền nhà tránh ngập lụt, vừa chứa nước nuôi cá, sống chan hòa trong thiên nhiên, có khác chăng ở đây, cũng phương thức ấy nhưng được định lượng con số cụ thể cho ngưòi dân để cân bằng, nhưng đây là một bài toán với những biến số, nên mỗi vùng khác nhau của mỗi quốc gia khác nhau, đều kèm theo các đặc trưng khác nhau của tính cách mỗi đô thị về khí tượng thủy văn, địa hình, không nhất thiết đúng cho mọi nơi, với cùng một công thức, do vậy vẫn rất cần sự sáng tạo được kết hợp giữa các Kiến trúc sư, Kỹ sư và các nhà Lãnh đạo đô thị, để giải quyết bài toán quản lý "bà THỦY" này, đặc biệt không thể phủ nhận sự góp phần rất quan trọng của cư dân sống trong đô thị ấy, mới tránh được lụt lội, làm nên đô thị bền vững.

Đây là kinh nghiệm ứng xử với "chị Thuỷ", của thành phố Mỹ ở HOUSTON, Kiến trúc sư chúng ta, đã từng được ví "THẾ GIỚI TRONG LÒNG BÀN TAY KIẾN TRÚC SƯ" mình, 
Nhưng với "bà Thủy" này, các bác Kiến nhà ta nên lui lại, đẩy các bác kỹ sư mà chị ta ưa thích hơn ra ... làm việc, để có hiệu quả cho hạ tầng đô thị, rồi sau đó tha hồ mà dancing với các đường nét kiến trúc, kể cả dìu những bước lả lướt như trồng cây trên mái nhà đón nhận "chị ta", hay trên những canô cưỡi "chị ta" trong những sông hồ nước ngọt. 
Rất mong : nước càng mát trong nhưng đừng lụt lội, đất càng xanh và đô thị càng bền ở Việt nam vậy.

KTS. TRẦN NGỌC HÙNG 
HOUSTON FEB 2013

***

Các đường link tham khảo:
HARRIS COUNTY FLOOD CONTROL : http://www.hcfcd.org/
HỆ THỐNG ỐNG CHỨA NƯỚC NGẦM : http://www.ads-pipe.com/en/
http://www.conteches.com/


chống lụt, ngập lụt, quy hoạch đô thị
BÌNH LUẬN
THÔNG BÁO

LỊCH HỌC DỰNG HÌNH SKETCHUP CĂN BẢN TỔNG HỢP - THÁNG 10/2020

Nội dung cụ thể bạn vui lòng xem trên poster nhé.
T.H.K.T chân thành cảm ơn bạn <3

Đồng phục của Hutech "nhuộm màu" lớp học của T.H.K.T ^^

Đây là lớp Đào tạo DỰNG HÌNH SKETCHUP CĂN BẢN chiều ngày 06/01/2016, một lớp toàn các Sinh viên Nội thất của trường Hutech tại T.H.K.T

Chúng tôi luôn cố gắng đem đến SỰ HÀI LÒNG CHO CÁC BẠN! ^^
Cảm ơn các bạn rất nhiều! <3

Youtube
BÀI VIẾT MỚI
Facebook
Truy cập trong ngày : 3826
Truy cập trong tuần : 12089
Truy cập trong tháng : 63471

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN - 0916 172 173