(Phần 1) Những nguyên nhân Sài Gòn ngập lụt - Kts Dương Mạnh Tiến (KT70)

Được đăng bởi Vũ Ngọc Nam 9/1/2016 4:29:20 AM
CHIA SẺ:

Trước khi vào nguyên nhân tiếp, hãy làm một cái “reverse engineering” đi ngược lại là coi vấn đề tệ trạng hiện nay, đi ngược về quá khứ, gỡ ngược lại những gì đã tạo ra tình trạng ngập lụt cho SG những khi mưa, hay cả những khi không mưa. 

Vậy hãy quay trở về vài trăm năm trước, coi Saigon đã được hình thành ra như thế nào, lúc đó tình trạng thoát nước ra sao, có bị ngập lụt hay không. Khi phát triển từ khai nguyên cho tới ngày nay, những chuyện gì đã xẩy ra trong việc thành lập thành phố đến mức độ to lớn đông đúc như hiện nay, mang tới mức độ gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên như hiện tại. Muốn chữa bệnh, không có gì khác hơn là coi lại nguồn gốc từ khi SG được thành hình như thế nào, đã bắt đầu có bệnh ngập nước từ đâu, bao lâu, tại sao.

"Tôi không có họa đồ rõ ràng về cao độ của từng điểm chính trong thành phố SG hiện nay, cũng như không có bản đồ với vòng cao độ chính xác, chỉ biết là SG chỉ cao hơn mặt biển chừng chục thước ở nơi cao nhất, trung bình chỉ cao hơn mặt sông SG một vài thước. Chỉ nhìn theo hình dạng của các dòng sông chung quanh, mà ước đoán cách thoát nước theo tự nhiên của vùng đất SG từ khi mơí được khai phá ra." - Kts Dương Mạnh Tiến cho hay.

Theo họa đồ, thì từ khi khởi thủy, chỉ có Thành SG hay Thành Gia Định, bọc bên góc sông SG và sông Thị Nghè ngày nay. Kéo dài về phíá tây nam vài cây số, là Chợ Lớn, thành phố của đa số người Hoa, nằm trên những nút, mối giao nhau của kinh rạch vùng đó, được nối ra sông SG bằng rạch Tầu Hũ hay còn gọi là rạch Bến Nghé.

Thành Saigon, khi người Pháp đến xâm chiếm, bản đồ ghi năm 1790. Thành được đắp trên gò đất cao hình Bát Quái. Phía đông có vài kinh đào từ sông SG thông nước đến thành cho việc di chuyển, và dẫn nước canh tác cho vùng đất chung quanh thành.

Từ ban đầu khi lập ra vùng Tân Bình, mở mang bờ cõi nước VN về phương nam, lập ra Trấn Gia Định, để tổ chức phòng thủ vùng này, các quan đã nhìn, tìm hiểu địa thế vùng này, chọn vùng đất cồn cao, nơi sẵn có những rừng cây lớn, lập ra thành Gia Định với hình Bát Quái. Xây thành, dựng thành lũy kiên cố, phòng thủ theo vị trí chiến lược, có rạch Nhiêu Lộc về phía bắc, sông Thị Nghè về hướng đông, rạch Bến Nghé hay Tầu Hũ về phía Nam. Những phần mở trống, thì có lũy phòng thủ bao bọc chắn đỡ mũi tấn công từ trên bắc, tây bắc xuống từ hướng Cam Bốt.

Vùng đất của thành Gia Định, hay thành Saigon ngày xưa có trung tâm ngay vùng đất cao nhất, khoảng từ Dinh Độc Lập cho tới Thành Cộng Hòa, bây giờ là Đường Thống Nhất, hay Lê Duẩn cho tới khu Đại Học ,gần Thẩo Cầm Viên hay là Sở Thú. Từ đó dốc thoai thoải đều ra chung quanh cho tới khi gặp kinh rạch và sông Saigon. Còn phía tây bắc, thì chưa rõ, vì nơi này không thấy có kinh rạch gì mấy để thoát nước mưa. 

Thành phố SG từ sông SG lên từ dưới Nam kéo lên Bắc tới gần kinh Nhiêu Lộc, từ sông Thị Nghè kéo từ Đông qua Tây tới hết vườn hoa Tao Đàn, là vườn Bờ Rô cũ là hết thành phố, qua bên kia đường Lê Văn Duyệt cũ, CMT8 bây giờ là coi như ngoại ô. Đất ở đây còn cao, cho là nước chẩy dồn qua tây, tây nam, coi như là nước mưa đi qua đây tự thấm xuống đất ruộng hay vườn.

Phiá tây SG lúc ban đầu, qua hết chợ SG, qua tới Phạm Ngũ Lảo, Thái Bình, bên dưới, tới chợ Cầu Ông Lãnh là hết. Tiếp giáptới đất vườn ruộng kéo dài về hướng tây rồi mới nối vào Chợ Lớn cách xa SG chừng ba, bốn cây số, bằng đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Địa thế ở vùng này thì thoát nước mưa xuống ngay nhiều kinh rạch ngay gần đó dưới hướng Nam, Kinh Bến Nghé hay tầu Hũ, kinh Đôi vân vân, chuyển nước thẳng xuống phía nam qua nhiều giông kinh lạch nhỏ chẩy xuôi theo các sông lớn hơn rồi ra biển.

Ghi chú: Phần  tô xanh đậm những giòng rạch, sông có tự nhiên vào khoảng thời gian 1800.

A: bây giờ là đường CMT8 nối thẳng về ngã tư Bẩy Hiền, lên Hóc Môn, Tây Ninh. B: vùng ngã tư Phú Nhuận đi lên Gò Vấp. C: vùng bên trên Gò vấp. D: vùng Bình Thạnh bây giờ. E: vùng Bà Chiểu, tỉnh Gia Định cũ. F: Thị Nghẻ, vùng cầu Văn Thánh mới. Xin chú ý đến một số kinh rạch dưới góc tây nam của thành Saigon, bây giờ đã biến mất.

Nhìn vào bản đồ xưa của thành SG hay Gia Định có ghi nhận từ năm 1790, cho thấy có các kinh đào thông nước từ sông SG lên hướng tây bắc, vào tới chân thành, rồi đi ngang đông tây, trở lại sông SG, coi như kinh để vận chuyển đi lại và dẫn nước ngọt để làm ruộng làm vườn bên ngoài thành. Nhánh kinh đào này nay là ĐL Nguyễn Huệ, kéo lên gần tới ĐL Lê Lợi. Có một nhánh rạch tự nhiên bắt đầu gần chợ SG bây giờ, chẩy theo ga xe lửa cũ kéo ra chợ Thái Bình bây giờ rồi nối xuống rạch Cầu Ông Lãnh, hay cầu Kho. Hai kinh rạch này, đã bị xóa lấp không còn vết tích trên các bản đồ sau này. Đây là lối thoát nước tự nhiên từ vườn hoa Tao Đàn, qua Nguyễn Thái Học, đi theo hướng Nam xuống kinh Tầu Hũ, là con kinh thoát nước quan trọng phía tây nam, nói tiếp với kinh Đôi và các sông rạch vùng này.

Bây giờ trở về những nguyên tắc căn bản về thoát nước tự nhiên: khoảng cách giữa hai con rạch, kinh, sẽ là điểm cao nhất, coi như trung bình là như vậy, rồi nước sẽ chẩy từ hai bên điểm cao xuống hai rạch hai bên. Như nói từ bài đầu, nước mưa xuống, nếu không có gì cản, nước rơi xuống đất, thấm vào đất, rồi chẩy ra chung quanh, tự nước tìm xuống các điểm thấp, nếu mặt đất phủ cỏ hay cây, nước chẩy sẽ bị làm chậm lại, chẩy đi chỗ khác chậm đi. nếu lấy xô nước làm mưa đổ xuống cây, nước sẽ bị lá cây giữ lại có đến 20%, nước chẩy thẳng xuống đất, bị thấm vào đất có đến 10% ngay lúc đầu, sau đó nuớc sẽ chẩy đi chậm chậm vì bị cỏ phủ bề mặt đất làm chậm lại. Nếu đổ thẳng chậu nước xuống mặt đất trụi không cây cỏ, có lẽ chỉ có 10% thấm ngay xuống đất, phần nước còn lại tự chẩy xuống nơi thấp.

Đổ chậu nước xuống sàn xi măng, nền đường không thấm nước thì nguyên chậu nước sẽ chẩy đi tới chỗ thấp rất nhanh, nếu không có chỗ thấp khác, thì chậu nước sẽ ứ đọng, ngập tại chỗ. Thí dụ này rất dễ hiểu, nếu có được học trong trường tiểu học hay trung học, sẽ được coi thí nghiệm, đổ chậu nước xuống mô hình đầy cây cỏ, và mô hình trơ trụi đất, hay trơ xi măng, sẽ được thấy nước chẩy đi như thế nào. Đó là bài học căn bản, khi đốn rừng trơ trụi trên cao nguyên sẽ làm nước chẩy xuống nhanh chóng ngập lụt nơi đồng bằng.
.
Sự ngập lụt của thành phố cũng tương tự vậy thôi, Khi mật độ dân còn thấp, nhà riêng biệt, không sát vào nhau, chỉ có mái nhà để cho nước chẩy nhanh, đón nước xuống lu nước, hay cho chẩy ra ao, nước có vườn cây và đất trồng trọt làm thấm nước xuống lòng đất. Khi nhà tăng lên xây san sát, không còn đất, không còn ao, không có đất trống để thấm nước, và đất không dốc để chẩy nước đi, thì nước sẽ đọng lại tại chỗ gây ngập lụt, như là đổ nước vào ly, nước sẽ dâng cao lên, đứng tại chỗ.

Vài trăm năm trước, thành SG nằm trên nơi gò đất cao, chung quanh có chút ít đất chia lô để ở và canh tác, xa hơn phía bắc là rạch Nhiêu Lộc và sông Thị Nghè, bải đất trống, vườn ruộng chung quanh rạch hai bề mặt làm vùng thoát nước ra trước khi vào rạch, hay để bị ngập tạm thời khi mưa lớn. Phía đông và nam thì thoát nước ra sông SG và rạch Bế Nghé. Phiá tây, tây nam thì toàn vườn đất ruộng trống, nên đất ở đây có thể tự thấm nước mưa xuống đất hết, không cần chẩy nước đi đâu. Mực nước trên mặt sông SG lúc đó, nếu có được ghi nhận, thì chắc chắn là thấp hơn bây giờ nhiều, vì nước từ thượng nguồn xuống không nhiều và nhanh như ngày nay, vì rừng rậm trên vùng thượng nguồn cao còn nhiều từ vài trăm năm trước. Mực nước sông SG thấp, nước từ đất thành SG cao, chẩy thoát nước mưa xuống ra rạch chung quanh dễ dàng.

Bài & ảnh: KTS. Dương Mạnh Tiến


nguyên nhân Sài Gòn ngập lụt
BÌNH LUẬN
THÔNG BÁO

LỊCH HỌC DỰNG HÌNH SKETCHUP CĂN BẢN TỔNG HỢP - THÁNG 10/2020

Nội dung cụ thể bạn vui lòng xem trên poster nhé.
T.H.K.T chân thành cảm ơn bạn <3

Đồng phục của Hutech "nhuộm màu" lớp học của T.H.K.T ^^

Đây là lớp Đào tạo DỰNG HÌNH SKETCHUP CĂN BẢN chiều ngày 06/01/2016, một lớp toàn các Sinh viên Nội thất của trường Hutech tại T.H.K.T

Chúng tôi luôn cố gắng đem đến SỰ HÀI LÒNG CHO CÁC BẠN! ^^
Cảm ơn các bạn rất nhiều! <3

Youtube
BÀI VIẾT MỚI
Facebook
Truy cập trong ngày : 3826
Truy cập trong tuần : 12089
Truy cập trong tháng : 63471

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN - 0916 172 173